Viêm giác mạc do virus herpes triệu chứng và cách điều trị
Khi bị giác kết mạc do virus herpes, mắt có thể bị đau, đỏ, mờ, chảy nước mắt và rất nhạy cảm với ánh sáng.
Virus herpes là gì?
Virus herpes (herpes simplex virus – HSV) là loại virus có acid nhân ADN, sống trên vật chủ duy nhất là người. Việc nhiễm virus herpes rất phổ biến ở người và có tới 90% cộng đồng có kháng thể herpes trong huyết thanh, tuy vậy rất ít người có biểu hiện lâm sàng của bệnh.
HSV được chia thành hai nhóm theo biểu hiện lâm sàng và miễn dịch: HSV – 1 gây bệnh ở phần trên thắt lưng (mặt, môi, mắt ) và HSV – 2 gây bệnh ở phần dưới thắt lưng (herpes sinh dục), mắc phải qua quan hệ tình dục.
Cũng có trường hợp HSV – 2 gây bệnh ở mắt tình cờ do lây nhiễm từ chất tiết sinh dục, đặc biệt ở trẻ mới sinh qua đường dưới.
Sơ nhiễm HSV thường xảy ra ở trẻ trên 6 tháng tuổi vì trong 6 tháng đầu còn được bảo vệ bởi kháng thể của mẹ. Biểu hiện ban đầu của sơ nhiễm HSV thường là sốt nhẹ, trẻ khó chịu, hãn hữu có trường hợp nhiễm khuẩn nặng toàn thân, ảnh hưởng tới tính mạng.
Sự tái phát của HSV thường xảy ra sau lần sơ nhiễm đầu tiên do virus di chuyển theo trục thần kinh đến các hạch thần kinh và tồn tại âm ỉ ở đó. Trên một số bệnh nhân, virus hồi ở lại dạng hoạt động và theo trụ thần kinh quay ngược trở lại gây bệnh ở các bộ phận khác như môi, giác mạc, đường sinh dục.
Viêm giác mạc do virus herpes là gì?
Viêm giác mạc do Herpes là một bệnh về mắt do nhiễm virus simplex herpes (HSV). Có hai loại virus chính. Loại I là phổ biến nhất và chủ yếu lây nhiễm vào mặt, thường gây ra “herpes vùng mép” hay “nổi bọng nước.” Loại II là hình thức truyền herpes qua đường tình dục, gây bệnh tại cơ quan sinh dục.
Trong khi cả hai herpes loại I và loại II có thể lây lan đến mắt và gây nhiễm trùng, thì loại I đến nay vẫn là nguyên nhân thường gặp nhất của nhiễm trùng mắt. Nhiễm trùng có thể được lây cho mắt bằng cách chạm vào một tổn thương hoạt động (herpes trên mép hoặc bọng nước) và sau đó đưa đến mắt của bạn.
Nguyên nhân gây bệnh viêm giác mạc do virus herpes
Herpes loại I rất dễ lây lan và được lây truyền phổ biến qua tiếp xúc qua da với người bị virus. Hầu như tất cả mọi người – khoảng 90% dân số được tiếp xúc với herpes loại I, thường là trong suốt thời thơ ấu.
Sau sơ nhiễm, virus nằm trong trạng thái không hoạt động, sống trong các tế bào thần kinh của da. Sự tái hoạt động có thể được kích hoạt bằng một số cách khác bao gồm:
– Căng thẳng
– Nhiễm nắng
– Sốt
– Chấn thương của cơ thể (như vết thương hay phẫu thuật)
– Kỳ kinh nguyệt
– Một số loại thuốc
Khi Herpes Simplex xuất hiện tại mắt thường nhiễm vào mí mắt, kết mạc. Tổn thương chỉ ở vùng mi và da quanh ổ mắt với những nốt mụn phỏng đỏ li ti, dễ lan ra xung quanh khi nước từ mụn phỏng vỡ chảy ra. Một số trường hợp nhiễm vào giác mạc. Nó cũng có thể lây nhiễm bên trong của mắt, tuy nhiên điều này ít phổ biến hơn.
Triệu chứng của viêm giác mạc Herpes
Triệu chứng của viêm giác mạc có thể bao gồm đau, đỏ mắt, mờ mắt, chảy nước mắt, chảy nước và nhạy cảm với ánh sáng, thường biểu hiện bằng viêm chấm nông li ti ở giác mạc, có thể thoáng qua rồi khỏi. ở một số bệnh nhân các chấm viêm có thể liên kết lại tạo thành loét giác mạc.
Trong trường hợp nhiễm trùng bề mặt, chỉ liên quan đến lớp ngoài của giác mạc (lớp biểu mô) thì sẽ lành không để lại sẹo. Tuy nhiên, với trường hợp các lớp sâu hơn của giác mạc (có thể xảy ra sau một thời gian), nhiễm trùng có thể dẫn đến sẹo giác mạc, giảm thị lực và có thể dẫn đến mù lòa.
Nếu không điều trị, viêm giác mạc Herpes có thể gây tổn hại nghiêm trọng mắt của bạn.
Điều trị viêm giác mạc do virus Herpes
Đối với viêm giác mạc Herpes sơ phát dù không điều trị bệnh cũng có thể tự khỏi 50% các trường hợp. Tuy nhiên, việc điều trị sẽ chữa khỏi 95% các trường hợp trong thời gian nhanh và giảm thiểu khả năng tái phát của virut
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí và hưởng các ưu đãi
Điều trị bệnh viêm giác mạc do virus Herpes phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Nhiễm trùng nhẹ thường được điều trị bằng khác sinh virus tại chỗ và đôi khi bằng đường uống. Bác sĩ nhãn khoa có thê rnhẹ nhàng cạo các vùng bị ảnh hưởng của giác mạc để loại bỏ các tế bào bị bệnh. Trong trường hợp sẹo nặng và mất thị lực cần phải ghép giác mạc.
Tham khảo ý kiến của bác sĩ trước khi điều trị là rất quan trọng vì một số loại thuốc hoặc thuốc nhỏ mắt thậm chí có thể làm cho các nhiễm trùng nặng hơn.
Herpes không chữa khỏi hoàn toàn, khi virus trong cơ thể, bạn không thể đào thải hết nó khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu viêm giác mạc Herpes phát triển có một vài điều bạn có thể làm để giúp ngăn chặn dịch tái phát.
Nếu bạn có một mụn nước ở mép hoạt động hoặc mụn rộp, tránh chạm vào mắt của bạn.
Tránh nhỏ mắt bằng steroid, điều này làm cho virus nhân lên.
Ngưng đeo kính áp tròng nếu bạn nhận thấy bị nhiễm khuẩn.
Đi khám ngay lập tức nếu các triệu chứng herpes ở mắt xuất hiện trở lại.
HSV là bệnh tự giới hạn. Tuy nhiên, nên dùng một đợt thuốc kháng virut để giảm bớt triệu chứng, ngăn ngừa lan tỏa và lây lan. Sử dụng tốt nhất vào thời điểm khởi phát.
Tất cả bệnh nhân được chẩn đoán Herpes sơ phát cần được cho thuốc uống càng sớm càng tốt và tư vấn về nguy cơ tái phát, cách làm giảm tái phát. Mục đích của trị liệu thuốc chống virut để điều trị hoặc làm giảm các triệu chứng; đề phòng các di chứng và HSV tái hoạt tính. Thầy thuốc không chỉ điều trị triệu chứng bệnh mà còn quan tâm đến những ảnh hưởng tâm lý.
Phòng ngừa lây nhiễm bệnh viêm giác mạc do virus Herpes
Herpes rất dễ lây nhiễm qua đường tiếp xúc trực tiếp khi vẫn còn các sang thương, vì vậy, cần lưu ý những điều sau:
Không tiếp xúc trực tiếp vùng da đang tổn thương của mình vào người khác như: hôn, sờ, chạm, quan hệ tình dục…
Không dùng chung đồ dùng cá nhân như bàn chải đánh răng, khăn tắm, khăn lau mặt, ly uống nước, chén-đũa-muỗng, son môi, phấn trang điểm và “khăn ướp lạnh”…
Không sờ lên mắt. Không dùng nước miếng để làm ướt kính sát tròng.
Cẩn thận khi trang điểm và tẩy trang. Không nên cố gắng dùng cream hay phấn trang điểm để che đi những mụn rộp hay vết lở vì sẽ dễ bị bội nhiễm vi khuẩn.
Tránh hoặc ngăn chặn các điều kiện gây nên căng thẳng của cơ thể, chẳng hạn như bị cảm lạnh, cúm, không ngủ đủ giấc.
Nên thoa kem chống nắng lên môi, mặt trước khi phơi nhiễm kéo dài dưới ánh nắng mặt trời cả mùa đông và mùa hè để giúp ngăn chặn vết loét lạnh.
Cẩn thận khi chạm vào các bộ phận khác của cơ thể tránh lây nhiễm.
Đôi mắt và vùng sinh dục có thể đặc biệt dễ bị lây lan của virus.
Vết lở sẽ không còn gây lây nhiễm khi đã lành hoàn toàn và vùng da bị ảnh hưởng đã trở về bình thường.
Ths BS.Nguyễn Thị Thu Thủy