VÌ SAO PHẪU THUẬT PHAKIC KHÔNG LO TÁI CẬN?
️Phẫu thuật khúc xạ PHAKIC thường được nhắc đến như “vị cứu tinh” cho các trường hợp mắt đặc biệt như:
- Cận-viễn-loạn nặng, cận bẩm sinh;
- Giác mạc mỏng khi các phương pháp phẫu thuật bằng laser thông thường (như SMILE, FEMTO…) không thể thực hiện được;
- Bệnh nhân tái cận sau phẫu thuật laser và không còn đủ mô giác mạc để điều trị bổ sung;
PHAKIC là phương pháp phẫu thuật điều trị tật khúc xạ bằng cách đặt thấu kính nội nhãn rất nhỏ, mỏng, cực kỳ mềm dẻo được thiết kế riêng theo thông số mắt của mỗi người. Thấu kính đặt vào mắt ở vị trí ngay sau mống mắt và phía trước thủy tinh thể.
- Thấu kính hoạt động như một kính đeo mắt khúc xạ để giảm cận thị, viễn thị và loạn thị về mặt quang học. Nhờ cơ chế hoạt động này, phẫu thuật PHAKIC có thể điều trị lên đến 30 độ cận hoặc 15 độ viễn đi kèm 10 độ loạn.
Vì sao lại phẫu thuật PHAKIC không tái cận?
- Khác với cơ chế hoạt động của các phương pháp phẫu thuật khúc xạ laser, phương pháp PHAKIC không bào mòn lớp tế bào giác mạc. Vì vậy các giới hạn về độ dày giác mạc, độ khúc xạ cao của bệnh nhân không còn là cản trợ trong điều trị bằng PHAKIC.
- Phẫu thuật PHAKIC không tác động vào cấu trúc của mắt, không làm mỏng giác mạc, do vậy gần như không có khái niệm “tái cận” đối với phẫu thuật PHAKIC. Bên cạnh đó, thấu kính có tác dụng giúp ổn định độ khúc xạ của người bệnh, giúp mắt không phải điều tiết quá nhiều như khi đeo kính gọng.
- Ngoài ra, thấu kính được làm từ vật liệu Collamer, bản chất là collagen tinh khiết. Vật liệu tiên tiến này giúp cơ thể hiểu thấu kính “như một phần của đôi mắt”, do đó không có hiện tượng đào thải hay gây đục kính. Đặc biệt, thấu kính còn có chức năng chắn tia UV.