Tuyến lệ: Cấu tạo và chức năng
Tuyến lệ có vị trí ở đâu, có chức năng và cấu tạo như thế nào? Cùng tìm hiểu kỹ hơn trong bài viết dưới đây để có thêm kiến thức và kinh nghiệm chăm sóc mắt đúng cách.
Tuyến lệ là gì?
Tuyến lệ được hình thành từ trong hệ xương của mắt, bắt đầu từ rãnh mũi, mắt nằm giữa mầm mũi ngoài và mầm hàm trên.
Tuyến lệ ở người gồm 2 loại: Tuyến lệ chính và tuyến lệ phụ. Tuyến lệ chính nằm giữa hố lệ của thành xương hốc mắt và nhãn cầu, gồm 2 phần: Một phần tuyến lệ hốc và một phần tuyến lệ mi.
Trong trường hợp bị kích thích (xúc động, viêm hoặc bị bụi kết mạc), sẽ tiết nhiều nước mắt và bị chảy nước mắt.
Tuyến lệ phụ gồm rất nhiều tuyến nhỏ, nằm dưới kết mạc. Dịch tiết (nước mắt) rửa sạch phần trước mắt và sau đó chảy theo ống lệ xuống xoang mũi. Dịch tiết làm giác mạc luôn ướt, chống nhiễm khuẩn nhẹ do có một lượng nhỏ chất diệt khuẩn.
Cấu tạo của tuyến lệ
Trong khoang mắt của mỗi người, bên trên và dưới mỗi con mắt đều có tuyến lệ. Tuyến lệ chỉ bằng hạt đậu, hình tròn dẹt.
Tuyến lệ gồm có 2 loại: tuyến lệ chính và tuyến lệ phụ.
Tuyến lệ chính sẽ nằm giữa hộ lệ của thành xương hốc mắt và nhãn cầu của người. Tuyến lệ chính là gồm 2 phần là: tuyến lệ hốc và một phần của tuyến lệ mi
Tuyến lệ phụ: gồm có rất nhiều các tuyến lệ nhỏ, nằm ngay dưới kết mạc.
Trong nhiều trường hợp khi mắt bị kích thích sẽ tiết ra nhiều nước mắt. Nước mắt (dịch tiết) sẽ rửa sạch phần trước mắt, chảy xuống theo ống lệ xuống xoang mũi. Dịch tiết có tác dụng làm giác mạc luôn ướt, chống nhiễm khuẩn nhẹ.
Vai trò của tuyến lệ
Trong khoang mắt, bên trên và dưới mỗi con mắt đều có một tuyến lệ, chỉ bằng hạt đậu, hình tròn dẹt, có nhiệm vụ sản sinh ra nước mắt. Tuyến lệ có ống thoát nước chảy vào bề mặt con mắt, giữ cho giác mạc và kết mạc lúc nào cũng ướt. Nước mắt cũng có thể trào ra để rửa sạch bụi bẩn lọt vào mắt, đồng thời sát trùng, cho nên nó được coi là một “ vệ sĩ”.
Thông thường, tuyến lệ chỉ tiết ra một ít nước mắt. Ban ngày lúc thức dậy, trong vòng 16 giờ, tuyến lệ tiết ra khoảng 0,5-0,6g nước mắt. Khi ngủ mắt nhắm lại, tuyến lệ coi như ngừng làm việc.
Ở góc trong mỗi con mắt đều có các lỗ nhỏ (nội xế) thu thập nước mắt, thông xuống mũi. Nước mắt đi xuống hoà cùng với nước mũi sẽ chảy ra ngoài.
Khi người ta mệt mỏi hoặc lâu không thở không khí tươi mới, trong cơ thể tích đọng quá nhiều CO2, kích thích thần kinh phản xạ, nên mới ngáp.
Cùng với động tác này, một khối khí lớn từ miệng trút ra, sinh áp lực trong miệng, ảnh hưởng đến khoang mũi, tạm thời ngăn đường thoát của nước mắt, do đó nước mắt từ tuyến lệ tràn vào mắt.
Còn khi ta buồn quá mà khóc có thể là do máu dồn lên các dây thần kinh ức chế tuyến lệ khiến nước mắt trào ra.
Nước mắt hoàn toàn không phải là thứ vô dụng, ngược lại nó còn rất có ích cho cơ thể: Ngoài việc giúp chúng ta biểu đạt cảm xúc ra, nó còn có một nhiệm vụ rất quan trọng, đó là giúp cho cửa sổ tâm hồn tránh khỏi sự xâm hại của vi khuẩn và vật lạ, có tác dụng diệt khuẩn và khử độc.
Mỗi khi chớp mắt, mí mắt sẽ lấy một ít chất lỏng từ các tuyến lệ này để làm ướt và làm sạch giác mạc.
Nếu giác mạc không được làm ướt và làm sạch thường xuyên, mắt sẽ bị khô và đương nhiên kết quả của việc này là chúng ta sẽ bị mù (những người sử dụng máy tính thường xuyên cần đặc biệt chú ý tới điều này–hãy chớp mắt thường xuyên).
Khi được làm ướt, bụi bẩn nằm trên giác mạc cũng sẽ được rửa sạch. Quan trọng hơn, chất lỏng được tiết ra từ tuyến lệ cũng sẽ giúp con người tẩy sạch được các vi khuẩn có hại tới mắt nằm trên giác mạc.
Điều thú vị ở đây là sau khi chớp mắt, chất lỏng được tiết ra để làm sạch mắt sẽ từ từ đi xuống mũi thông qua một ống nhỏ và sau đó được bốc hơi ra ngoài trong quá trình hô hấp.
Như vậy, tuyến lệ có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ mắt. Nếu không có tuyến lệ, mắt sẽ bị khô và dẫn tới mù lòa. Vì thế, cần coi trọng tuyến lệ bởi đây là thành tố góp phần làm cho đôi mắt chúng ta trở nên sáng khỏe mỗi ngày.
Các bệnh tuyến lệ thường gặp
Tắc tuyến lệ
Bệnh tắc tuyến lệ xảy ra khi hệ thống dẫn lưu nước mắt của mắt bị tắc nghẽn một phần hoặc hoàn toàn. Nước mắt không thể dẫn lưu bình thường dẫn đến chảy nước mắt sống, dễ bị kích ứng hoặc nhiễm trùng mắt mạn tính. Bệnh tắc tuyến lệ hoàn toàn có thể điều trị khỏi. Bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị tùy theo nguyên nhân gây tắc nghẽn và độ tuổi của người bị bệnh.
Viêm tuyến lệ
Viêm tuyến lệ là tình trạng viêm của tuyến sản xuất nước mắt. Viêm tuyến lệ cấp tính thường gặp do nhiễm virus, vi khuẩn. Viêm tuyến lệ mãn tính do rối loạn viêm không do nhiễm trùng. Triệu chứng bệnh là sưng phần bên ngoài của mí mắt trên, mắt tấy đỏ và đau. Bệnh nhân có thể đau ở vùng sưng, sưng hạch bạch huyết ở phía trước tai.
Viêm tuyến lệ thuộc tổ chức hốc mắt, nếu không được chẩn đoán và giải quyết đúng, sưng có thể tạo áp lực lên mắt làm méo mó thị lực, hoại tử hốc mắt phải múc bỏ mắt đi. Người bệnh khi thấy các biểu hiện của bệnh cần thông báo đầy đủ tình trạng bệnh, kể cả các bệnh mãn tính đang mắc để bác sĩ có đầy đủ thông tin, chẩn đoán chính xác.
Bs.Nguyễn Thị Thu Thủy