THẤU KÍNH NỘI NHÃN TRONG PHẪU THUẬT PHAKIC ĐƯỢC LÀM BẰNG CHẤT LIỆU GÌ?
PHAKIC được xem là “vị cứu tinh” cho các trường hợp cận-viễn-loạn nặng, giác mạc mỏng… khi các công nghệ phẫu thuật bằng laser thông thường không thể can thiệp. PHAKIC điều trị tật khúc xạ tối ưu bằng cách đặt vào mắt một thấu kính nội nhãn cực kỳ nhỏ, mỏng và được thiết kế riêng theo thông số mắt của từng người.
Với cơ chế đặc biệt này, rất nhiều khách hàng quan tâm đến chất liệu chế tạo ra thấu kính là gì? Liệu có an toàn khi tồn tại trong mắt? Hãy cùng Mắt Sài Gòn tìm hiểu chi tiết nhé!
Thấu kính nội nhãn trong phẫu thuật PHAKIC được làm từ vật liệu COLLAMER HYDROPHILIC cao cấp, tiên tiến. Ngoài ra, kính còn được liên kết với chất chromophore giúp bảo vệ mắt khỏi tia cực tím từ ánh nắng mặt trời.
Vật liệu COLLAMER có lớp bên ngoài là collagen, bên trong là polymer có độ tương thích sinh học cao với cơ thể người. Nhờ chất liệu đặc biệt này, thấu kính nội nhãn có thời hạn sử dụng tương đương tuổi thọ của đôi mắt.
Thấu kính nội nhãn mang đặc tính mềm, mỏng nhẹ chỉ hơn 100 micron, sau khi phẫu thuật PHAKIC bệnh nhân sẽ không cảm nhận được kính đang ở trong mắt mình, hoàn toàn thoải mái, dễ chịu.
Với những ưu điểm nổi trội, PHAKIC là phương pháp phẫu thuật phổ biển và được ưa chuộng tại nhiều nước phát triển như Pháp, Mỹ, Đức, Thụy Sỹ, Singapore… Hiện nay, Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn đã và đang là cơ sở y tế uy tín được nhiều khách hàng tin tưởng lựa chọn để phẫu thuật PHAKIC điều trị tật khúc xạ.