PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH: CHA MẸ CẦN BIẾT TOP 4 BỆNH LÝ MẮT HAY GẶP Ở TRẺ ĐỂ PHÒNG NGỪA

Không có mô tả ảnh.

Nhân dịp Ngày quốc tế Thiếu nhi 1/6 sắp tới, cùng Mắt Sài Gòn tìm hiểu ngay chủ đề nhãn nhi được quan tâm hàng đầu: Top 4 bệnh lý mắt thường gặp ở trẻ em cần phòng tránh. Đây cũng là top 4 bệnh lý mắt được Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ đưa ra lời cảnh báo!

1. TẬT KHÚC XẠ (CẬN THỊ-LOẠN THỊ-VIỄN THỊ)

  • Trong đó, cận thị là tật thường gặp nhất. Do mắc cận thị ở độ tuổi còn nhỏ, ý thức bảo vệ mắt còn kém, lại đang ở độ tuổi đi học (phải nhìn và đọc nhiều) nên trẻ mắc cận thị, sau vài năm thường độ cận sẽ tăng lên (khác với một người trưởng thành mắc cận thị, số kính thường ổn định).
  • Cảnh báo mới nhất của tổ chức y tế thế giới WHO: 90% trẻ em Việt Nam sẽ có thể bị cận thị vào năm 2050.
  • Thực tế, một số học sinh giấu bố mẹ việc mình bị cận thị, hoặc bố mẹ mải làm ăn, không để ý, đến khi thấy kết quả học tập của con kém đi… tìm hiểu nguyên nhân, lúc đó con mới kêu không nhìn rõ, cho đi khám thì hóa ra trẻ mắc cận thị.

2. NHƯỢC THỊ (BỆNH MẮT LƯỜI)

Nhược thị mắt là bệnh chỉ tình trạng thị lực của một bên hoặc cả hai bên mắt bị giảm do não không nhận biết được những hình ảnh mà mắt bệnh nhân chuyển đến khiến não tăng cường hoạt động với chỉ một mắt. Hiện tượng này còn gọi là mắt lười (Lazy eye).

Trẻ nhược thị thường có thể biểu hiện:
– Hay nheo mắt
– Nghiêng đầu vẹo cổ khi nhìn
– Than mỏi mắt
– Lé mắt

Tuy nhiên, khi bị nhược thị, nhiều trẻ không có dấu hiệu gì đặc biệt dẫn đến việc rất khó phát hiện. Vì trẻ đã thích nghi qua thời gian dài nên trẻ ít khi phàn nàn vì thị lực kém, thường bệnh nhược thị chỉ được phát hiện khi sàng lọc.

3. LÁC (LÉ)

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí và hưởng các ưu đãi

Tác hại nghiêm trọng nếu lé xảy ra ở trẻ em đang trong giai đoạn phát triển thị giác, có thể gây mất thị lực ở mắt lé (hay còn gọi là nhược thị). Mất khả năng nhận thức chiều sâu (thị giác 2 mắt) – khả năng canh khoảng cách kém giữa 2 vật; dễ bước hụt chân cầu thang.

Chuyên gia Lác (Lé) – Bác sĩ Lê Thục Nhi – Bệnh Viện Đa Khoa Mắt Sài Gòn cho biết: “Bệnh nhân và người nhà nên tránh tự điều trị “lác nhẹ” (lé kim) theo kinh nghiệm hoặc truyền miệng vì sẽ có thể bỏ lỡ thời điểm vàng trong điều trị lác (dưới 3 tuổi đối với lác bẩm sinh)”.

Phẫu thuật lác điều trị cả mục tiêu duy trì thị giác 2 mắt và mục tiêu thẩm mỹ. Tỷ lệ thành công của phẫu thuật lác là trên 95% đối với mục tiêu thẩm mỹ, còn với mục tiêu duy trì thị giác 2 mắt ở trẻ nhỏ, càng thực hiện sớm càng tăng tỷ lệ thành công.

4. NHỮNG BỆNH BẨM SINH KHÁC

Điểm danh những bệnh về mắt có thể xuất hiện ngay từ khi trẻ sinh ra như:

  • Bệnh võng mạc trẻ sinh non
  • Tắc tuyến lệ
  • Đục thủy tinh thể bẩm sinh…

Trẻ em luôn thích tìm tòi, khám phá thế giới và học hỏi từ mọi thứ xung quanh chủ yếu bằng cách quan sát. Do đó, chăm sóc đôi mắt sáng khỏe cho con chính là nền tảng quan trọng để trẻ vui chơi, học tập và hòa nhập tốt.

Tuy nhiên, trong thời đại ngày nay, tỷ lệ trẻ em mắc các bệnh về mắt đặc biệt tăng cao, không chỉ gây nhiều bất tiện trong học tập và sinh hoạt của bé, mà còn là nỗi lo rất lớn các bậc phụ huynh. Do đó, cha mẹ cần chủ động quan sát và đưa trẻ đi khám ngay khi có dấu hiệu.

Chia sẻ: