NHƯỢC THỊ LÀ GÌ? BIỂU HIỆN VÀ CÁCH ĐIỀU TRỊ

Không có mô tả ảnh.

️Nhược thị mắt là bệnh chỉ tình trạng thị lực của một bên hoặc cả hai bên mắt bị giảm do não không nhận biết được những hình ảnh mà mắt bệnh nhân chuyển đến khiến não tăng cường hoạt động với chỉ một mắt. Hiện tượng này còn gọi là mắt lười (Lazy eye).

Có hai loại nhược thị:

  • Nhược thị chức năng: thị lực có thể cải thiện sau một thời gian điều trị và phục hồi chức năng.
  • Nhược thị thực thể: mắt không thể phục hồi về bình thường được.

Vậy nguyên nhân do đâu?

  • Lé mắt là nguyên nhân hàng đầu gây nhược thị. Đây là sự mất cân bằng trong các cơ vận nhãn. Sự mất cân bằng này có thể làm cho một bên mắt đi vào trong hoặc quay ra ngoài, ngăn cản việc cùng vận động của hai mắt.
  • Sự khác biệt về độ sắc nét của thị lực giữa hai mắt. Nguyên nhân thường là do viễn thị nhưng đôi khi do cận thị hoặc loạn thị làm đường cong bề mặt mắt không đồng đều, dẫn đến bệnh nhược thị.
  • Đường đi của ánh sáng tới võng mạc bị cản trở do: sẹo giác mạc, đục thể thủy tinh bẩm sinh, sụp mi, làm cho mắt không thể tiếp nhận tốt hình ảnh để truyền lên não xử lý.

Một số triệu chứng nhược thị có thể biểu hiện:

  • Lé mắt
  • Bất thường khúc xạ như cận thị, viễn thị, loạn thị
  • Đục thủy tinh thể
  • Các biểu hiện khác như hay nheo mắt, mỏi mắt, nghiêng đầu nghẹo cổ khi nhìn không rõ

Điều trị nhược nhị bằng cách nào?

  • Điều trị theo nguyên nhân
    Việc điều trị bệnh nhược thị cần được tiến hành sớm. Qua khám xét, các bác sĩ chuyên khoa mắt sẽ xác định các nguyên nhân dẫn đến tình trạng suy giảm thị lực và can thiệp hợp lý như phẫu thuật thủy tinh thể, phẫu thuật sụp mi, điều trị lác mắt, cùng với đó là lên phác đồ điều trị nhược thị.
  • Điều trị theo phương pháp tập luyện
    Ở trẻ em, nhược thị đa phần do thần kinh. Do đó cải thiện thị lực bằng cách tập luyện mắt nhằm kích thích phục hồi dẫn truyền của thần kinh thị giác.
    Yếu tố cực kỳ quan trọng trong việc điều trị nhược thị cho trẻ là phát hiện chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, độ tuổi của trẻ, sự kết hợp và chăm sóc giữa bác sĩ và gia đình.
    Nếu trẻ được đi khám sớm, thời gian tập luyện thường chỉ mất vài tuần đến vài tháng. Tuy nhiên nếu phát hiện muộn ở lứa tuổi 10-20 thì có thể mất từ vài tháng đến vài năm điều trị. Sau khi mắt đã ổn định, tùy từng trường hợp sẽ phải duy trì điều trị hoặc theo dõi lâu dài để tránh nhược thị tái phát.

Chia sẻ: