Nháy mắt liên tục có đáng ngại?

Ai trong chúng ta cũng có lần bị nháy mắt một cách không chủ ý và mọi người thường bỏ qua điều này. Nhưng nếu nháy mắt liên tục trong một lần và diễn ra thường xuyên… thì có phải là điều không tốt liên quan đến sức khỏe?

Một số người thậm chí còn cho rằng nháy mắt liên tục có yếu tố tâm linh, là “điềm báo” về một điều gì đó. Sự thực ra sao?

Hiện tượng nháy mắt

Bình thường mỗi phút nháy 12 lần và nháy trong 0,5 giây/lần. Nháy mắt là những cử động không có chủ ý, thường xảy ra ở cả hai bên mắt, do co thắt cơ dưới da mi, cơ vòng mi phần trước sụn và cung mày. Nháy mắt thường xảy ra bất ngờ trong vài giây và có thể kéo dài tới vài phút. Khi nháy mắt thì cơ vùng mặt cũng có thể co giật theo.

Thực ra nháy mắt không phải hoàn toàn đáng ngại. Đôi lúc nháy mắt cũng có những tác dụng tích cực. Ví dụ như: Khi mắt phải hoạt động lâu gây mỏi, hoặc có tác động bất ngờ từ môi trường vào các sợi cơ vòng trong mí mắt, hiện tượng co cơ sẽ diễn ra gây nên nháy mắt.

Một lần nháy và chớp mắt dù chỉ diễn ra rất ngắn, trong 1/10 giây nhưng có tác dụng làm giảm căng thẳng ở mắt, tránh khô mắt, loại bỏ các hạt bụi vương vào mắt…

nháy mắt liên tục

Ai có thể bị nháy mắt liên tục?

Nháy mắt thường xảy ra trong các trường hợp sau:

-Cơ thể bị mệt mỏi do mất ngủ: Sau một đêm mất ngủ, hoặc triền miên bị mất ngủ, rất dễ xảy ra hiện tượng nháy mắt.

-Căng thẳng thần kinh: Người căng thẳng thần kinh, stress dễ bị co giật cơ mi mắt không chủ ý; Hoặc yếu tố tâm lý (đặc biệt ở trẻ em 4-7 tuổi) muốn sự quan tâm chú ý của cha mẹ…

-Thiếu máu: Nghiên cứu cho thấy, nháy mắt có liên quan tới việc cơ thể suy nhược, thiếu máu.

-Do các bệnh về mắt như cận thị, loạn thị, viễn thị, mỏi điều tiết, viêm kết mạc dị ứng, viêm giác mạc…: Các bệnh trên dễ gây mỏi mắt, đau nhức mắt và xuất hiện nháy mắt như một sự phản xạ lại.

-Bị động kinh (trong một số hình thái động kinh cơn nhỏ), hoặc có tổn thương dây thần kinh số V, VII (các bệnh loét giác mạc, viêm màng bồ đào, khô mắt, zona mắt có thể gây kích thích dây thần kinh số V, VII).

-Mắc bệnh gây thoái hóa nơron thần kinh như Parkinson, hội chứng Wilson, cơn Hysteria.

-Do dùng một số thuốc hướng thần kinh.

-Mắt bị khô do lão hóa, dùng kính áp tròng không thích hợp hoặc tác dụng phụ của thuốc đặc trị.

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí và hưởng các ưu đãi

-Thói quen xấu khiến mắt bị căng. VD: Không đeo kính râm bảo vệ mắt khi ra trời nắng, mang kính mắt sai đơn thuốc, nhìn máy tính, điện thoại quá lâu mà quên cho mắt nghỉ ngơi, thư giãn.

Điều trị nháy mắt liên tục

-Việc điều trị cần phối hợp giữa dùng thuốc, nghỉ ngơi và tâm lý liệu pháp. Đôi khi bệnh nhân chỉ cần để mắt nghỉ ngơi, ngủ đủ là có thể không còn xuất hiện nháy mắt nữa.

-Điều trị bệnh gây khô mắt và viêm kết mạc dị ứng…

-Nháy mắt nặng liên quan đến yếu tố thần kinh thì có thể phải điều trị phẫu thuật như hủy một số nhánh của dây thần kinh số VII, chỉnh sửa cắt lọc cơ vòng trên sụn và trước sụn, treo mi.

– Phương pháp tiêm độc tố gây liệt cơ cũng đang được áp dụng nhưng cần thận trọng.

chứng nháy mắt liên tục

Phòng ngừa chứng nháy mắt liên tục

-Mọi người cần ngủ đủ 7-8 giờ/ngày để mắt không bị mệt mỏi.

-Hạn chế những tác nhân gây căng thẳng thần kinh, tránh stress bằng cách tập thể dục thể thao, sắp xếp công việc hợp lý, chế độ dinh dưỡng đầy đủ, giữ trạng thái cân bằng trong cuộc sống…

-Khi làm việc căn thẳng, nên hít thở sâu và nghỉ ngơi một lát, cho đến khi mắt hết tình trạng căng thì mới trở lại công việc.

-Không lạm dụng các chất kích thích như cà phê, trà..

-Sử dụng mắt hợp lý. Không để mắt nhìn lâu vào điện thoại, máy tính. Khi nhìn điện thoại, máy tính hay đọc sách, hãy giữ mắt ở khoảng cách tối thiểu 25cm.

-Nếu có các bệnh thiếu máu, viêm giác mạc, bệnh gây tổn thương dây thần kinh số V, cần điều trị tích cực.

-Nếu có tật khúc xạ, cần đeo kính đúng chỉ định, khám mắt định kỳ để phát hiện những thay đổi ở thị lực, từ đó điều chỉnh kính cho phù hợp.

Biên tập: TTT

Chia sẻ: