MẸ ƠI, SAO CỨ CHẬP TỐI LÀ MẮT CON MỜ LẮM? CON PHẢI DỤI MẮT LIÊN TỤC
Làm cha mẹ, có khi nào bạn quan sát và phát hiện những dấu hiệu lạ ở toàn thân và đôi mắt trẻ như:
- Hiện tượng quáng gà: Thị lực giảm ở điều kiện thiếu ánh sáng, sập tối mắt nhìn kém, hay té ngã…
- Trẻ dụi mắt liên tục, than mỏi rát mắt, cộm xốn…
- Trẻ thường xuyên ở trong trạng thái mệt mỏi, ăn kém, chậm lên cân, sờ da luôn thấy khô rát, tóc dễ gãy…
Nếu có những biểu hiện trên thì rất có thể trẻ nhà bạn đang bị thiếu hụt Vitamin A.
- Ngoài vài trò quan trọng đối với sự phát triển bình thường của trẻ, Vitamin A còn tham gia trực tiếp vào các phản ứng ở tế bào que và nón ở võng mạc.
- Vitamin A cũng là thành phần cấu tạo và giúp màn nước mắt dính được vào bề mặt giác mạc. Nếu thiếu Vitamin A, trẻ sẽ mắc nhiều bệnh liên quan đến mắt như khô mắt. Khô mắt lâu ngày có thể gây ra viêm kết mạc hoặc viêm giác mạc.
VẬY NGUYÊN NHÂN DO ĐÂU?
Có 2 nhóm nguyên do chính:
1. Chế độ dinh dưỡng, ăn uống thiếu hụt vitamin A
Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí và hưởng các ưu đãi
- Trẻ có thói quen ít ăn rau xanh, các loại củ quả và ăn vặt nhiều; bữa ăn chính thiếu nguồn thực phẩm giàu vitamin A như gan, trứng, sữa, dầu cá, đu đủ, xoài chín, gấc, cà rốt, khoai lang, các loại rau xanh đậm màu…
- ĐẶC BIỆT: Vì Vitamin A là một loại Vitamin tan trong dầu, mỡ. Bữa ăn không có dầu, mỡ là một trong những nguyên nhân gây thiếu Vitamin A mặc dù bữa ăn có sử dụng thực phẩm giàu Vitamin A.
2. Các bệnh lý toàn thân khác ở các nhóm đặc biệt
- Trẻ hấp thụ kém, mắc bệnh tiêu chảy kéo dài khiến cơ thể mất nước, thường thiếu hụt các dưỡng chất cần thiết trong đó có vitamin A.
- Trẻ có tiền sử bệnh lý suy gan hay tắc mật, trẻ bị các bệnh nhiễm khuẩn khác như sởi, lỵ… kéo dài cũng gây thiếu vitamin A.
- Nhóm trẻ sinh non, thiếu cân, thiếu tháng, suy dinh dưỡng…
Thiếu hay thừa vitamin A đều không tốt cho đôi mắt và sự phát triển toàn diện của con trẻ. Do đó bố mẹ cần quan tâm, đưa trẻ đi khám để phát hiện kịp thời nhé!