KÍNH ÁP TRÒNG BAN ĐÊM ORTHO-K: GIẢI PHÁP KIỂM SOÁT CẬN THỊ KHÔNG CẦN PHẪU THUẬT

Không có mô tả ảnh.
Theo thống kê tại Việt Nam, số người mắc tật khúc xạ có tới 14 triệu đến 36 triệu người, chiếm từ 15-40% dân số. Ngoài giải pháp đeo kính gọng hay phẫu thuật khúc xạ thì kính áp tròng ban đêm Ortho-K được xem là giải pháp tiến tiến giúp kiểm soát cận thị hiệu quảmà không cần phẫu thuật.

Orthokeratology (Ortho-K) là loại kính áp tròng được thiết kế đặc biệt để đeo vào ban đêm trong lúc ngủ (trung bình từ 6 giờ đến 8 giờ mỗi đêm). Kính có khả năng điều chỉnh hình dáng của giác mạc trong khi ngủ. Vì vậy, người đeo kính có thể nhìn thấy rõ ràng mọi vật lúc thức dậy sau khi tháo kính ra.

Không chỉ phù hợp cho người lớn, Ortho-K còn là phương pháp được khuyến nghị để kiểm soát cận thị cho trẻ em, giúp hạn chế sự gia tăng độ cận vượt quá 5 độ (theo tổ chức Y tế thế giới WHO), nhằm mục đích hạn chế các biến chứng gây nguy hiểm như: Bong võng mạc, thoái hóa hoàng điểm do cận thị.

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí và hưởng các ưu đãi

Cơ chế hoạt động

  • Kính áp tròng ban đêm có kích thước đường kính dưới 12mm nằm trên bề mặt của giác mạc, là phần lòng đen của mắt. Người có tật khúc xạ đeo kính áp tròng ban đêm, cùng với lực tác động của mi mắt khi nhắm mắt ngủ có tác dụng tạo khuôn nhẹ làm thay đổi độ cong của giác mạc trong một thời gian vào ban ngày.
  • Ortho-K rất an toàn bởi vì đây là phương pháp điều trị tật khúc xạ không cần phẫu thuật, đã được FDA (cơ quan quản lý an toàn thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ) chứng nhận cho phép sử dụng ở mọi lứa tuổi.
  • Chất liệu của Ortho-K là hydrogel, có tính thấm khí cao, đảm bảo cung cấp đủ oxy, yếu tố quyết định sự khỏe mạnh của giác mạc.

Đối tượng phù hợp điều trị Ortho-K

  • Người cận từ 0.75 đến 10.0 độ, không kèm hoặc kèm độ loạn không quá 2.0 độ;
  • Người có bệnh lý giác mạc chóp;
  • Trẻ em đang tiến triển cận thị;
  • Người không thích hợp để sử dụng các loại kính gọng truyền thống vào ban ngày;
  • Người không có chỉ định phẫu thuật khúc xạ bằng laser: dưới 18 tuổi, giác mạc mỏng…;
  • Người không muốn phẫu thuật khúc xạ bằng laser;

Chia sẻ: