Các nguyên nhân gây đỏ mắt

Chứng đỏ mắt là do hệ mạch máu trong mắt cương tụ gây nên. Có rất nhiều nguyên nhân gây đỏ mắt như: viêm kết mạc, viêm giác mạc, hoặc có thể do những bệnh lý phức tạp và nặng nề hơn viêm loét giác mạc, viêm tắc tĩnh mạch hốc mắt… Bệnh nhân bị đỏ mắt cần được thăm khám, chẩn đoán và điều trị kịp thời bởi bác sĩ chuyên khoa mắt.

Đỏ mắt (do hệ mạch máu cương tụ) có 2 loại:

-Cương tụ nông (cương tụ kết mạc): do hệ mạch nông kết mạc cương tụ, có màu đỏ tươi, tra adrenalin 0,1% mạch co lại và trắng ra

-Cương tụ sâu (cương tụ rìa giác mạc): hệ mạch sâu cương tụ quanh rìa giác mạc, màu đỏ sẫm và nhạt dần về cùng đồ

1. Chẩn đoán nguyên nhân đỏ mắt

Chuẩn đoán dựa vào hoàn cảnh xuất hiện bệnh:

-Đột ngột hay từ từ

-Nguyên nhân chấn thương

-Dịch tễ gia đình: dịch đau mắt

-Tiền sử mắt và toàn thân.

Chuẩn đoán dựa vào Khám 2 mắt và so sánh

-Khám từng mắt, lật mi, nhuộm fluoresein

-Triệu chứng chảy nước mắt, sợ ánh sáng, dử mắt…

2. Phân loại các nguyên nhân gây đỏ mắt

Tùy theo hình thái đỏ và phù nề mà đỏ mắt được phân làm 3 loại:

-Đỏ mắt có cương tụ kết mạc.

-Đỏ mắt có cương tụ sâu.

-Đỏ mắt do một số bệnh phần phụ cận nhãn cầu.

3. Nguyên nhân, triệu chứng và điều trị các nguyên nhân gây đỏ mắt

Đỏ mắt có cương tụ kết mạc bao gồm: Viêm kết mạc cấp, xuất huyết dưới kết mạc, đỏ mắt do bức xạ, viêm kết mạc có mụn phỏng (bọng), mộng thịt, viêm kết giác mạc mùa xuân.

Tên

Viêm kết mạc cấp

Xuất huyết dưới kết mạc

Đỏ mắt do bức xạ

Viêm kết mạc có mụn phỏng

Mộng thịt  

Viêm kết mạc mùa xuân

Mô tả

 

Là tình trạng thoát huyết của mạch máu kết mạc

 

Là một viêm kết mạc khu trú.

Là khối tăng sản xơ mạch của kết mạc nhãn cầu vùng khe mi. 

 

Hình ảnh

 nguyên nhân gây đỏ mắt nguyen-nhan-gay-do-mat-1 nguyên nhân gây đỏ mắt

 

 

nguyên nhân gây đỏ mắt

nguyên nhân gây đỏ mắt

Nguyên nhân

Do vi khuẩn: tụ cầu, liên cầu, phế cầu,…

Do virus : Herpes, adeno virus…

 

-Có thể tự phát hoặc sau chấn thương, cơn ho gà

-Bệnh toàn thân: Cao huyết áp, đái tháo đường, rối loạn đông máu

 

Do ánh sáng hồ quang (thợ hàn), tia…

Chưa rõ, có thể do dị ứng, lao.

Chưa rõ, nhưng yếu tố thuận lợi gây mộng thịt được xác định là khí hậu ẩm, nhiều nắng, gió bụi…

-Do dị ứng thời tiết, phát triển theo mùa xuân – hè

-Bệnh thường phát triển ở tuổi dậy thì và tự khỏi.

Triệu chứng

-Triệu chứng chủ quan: cộm, chảy nước mắt, khô, rát, nhạy cảm ánh sáng.

-Triệu chứng khách quan:

+Nhiều dử mắt (dử màu vàng bẩn như mủ do vi khuẩn, dử trong và dính do virus).

+Hai mi sưng, kết mạc cương tụ

+Có thể xuất huyết kết mạc, nhú gai, hột kết mạc

 

-Cộm, đỏ mắt

-Xuất huyết toàn bộ kết mạc hoặc khu trú

 

-Đau nhức mắt dữ dội, chảy nước mắt, sợ ánh sáng.

-2 mi sưng, kết mạc cương tụ, có thể gây tổn thương giác mạc.

-Đau nhức, sợ ánh sáng, thị lực giảm

-Trên kết mạc hoặc rìa giác mạc nổi lên nhiều nốt viêm màu vàng nhạt.

-Kết mạc cương tụ, có nhiều mạch máu bò vào.

Phân loại:

-Độ 1: đầu mộng phát triển qua rìa giác mạc 1mm.

-Độ 2: đầu mộng phát triển chưa tới ½ bán kính giác mạc.

-Độ 3: đầu mộng vượt quá ½ bán kính giác mạc.

-Độ 4: đầu mộng vượt qua tâm giác mạc.

Triệu chứng: Cộm, vướng, thị lực giảm nếu mộng phát triển trung tâm giác mạc

-Ngứa từng cơn sáng và chiều tối.

-Cộm, sợ ánh sáng, tiết tố dính.

-Kết mạc cương tụ, rìa giác mạc dày và gồ lên.

-Nhú hình đa giác điển hình kết mạc sụn.

Cách điều trị

-Theo nguyên nhân

-Thuốc kháng sinh theo kháng sinh đồ.

 

-Theo nguyên nhân (chấn thương, bệnh toàn thân…) hoặc không cần điều trị.

 

-Dùng thuốc.

– Tra nước mắt nhân tạo và vitamin

 

Tra kháng sinh và kháng viêm steroid

-Nội khoa không có kết quả

-Chỉ định phẫu thuật cắt mộng

Điều trị triệu chứng là chủ yếu

-Tra thuốc kháng histamin, dưỡng mắt, chống viêm.

Phòng bệnh

 

 

Sử dụng bảo hộ lao động đúng quy cách (đeo kính khi làm các công việc dễ gây ảnh hưởng đến mắt như thợ hàn…).

 

 

 

 

Đỏ mắt có cương tụ sâu: bao gồm viêm và loét giác mạc, viêm mống mắt-thể mi, glocom góc đóng cơn cấp.

Tên Viêm loét giác mạc Viêm mống mắt- thể mi Glocom góc đóng cơn cấp
Hình ảnh  nguyên nhân gây đỏ mắt  nguyên nhân gây đỏ mắt  nguyên nhân gây đỏ mắt
Nguyên nhân do vi khuẩn, nấm và virus Do vi khuẩn, nấm, virus, yếu tố tự miễn. Khởi phát đột ngột, có thể sau xúc động mạnh, thuốc hủy phó giao cảm.
Triệu chứng

-Chói, cộm, sợ ánh sáng, chảy nước mắt, đau nhức, nhìn mờ.

-Sưng phù mi, cương tụ kết mạc, cương tụ rìa, giảm thị lực

-Giác mạc đục do thâm nhiễm tế bào viêm, bề mặt mất bóng, gồ ghề, nhuộm Fluorescein (+)

-Có thể có mủ tiền phòng, phản ứng mống mắt thể mi, thủng giác mạc

Nếu viêm loét giác mạc do virus (thường herpes) thì ở giai đoạn sớm, tổn thương dạng chấm, sợi hoặc sao; Ổ loét hình cành cây hoặc địa đồ; Cảm giác giác mạc giảm hay tái phát.

Nếu viêm loét giác mạc do vi khuẩn, ổ loét bờ nham nhở, hoại tử bẩn.

Nếu nguyên nhân trực khuẩn mủ xanh, bệnh tiến triển nhanh với xuất tiết mủ nhày bẩn, màu trắng vàng. Thủng giác mạc sau 48h; giác mạc thâm nhiễm tỏa lan, chu vi cách ổ loét một vòng giác mạc trong.

Nếu nguyên nhân do tụ cầu, liên cầu, loét hoặc áp xe tròn, bầu dục màu trắng vàng; Mật độ thâm nhiễm trung bình, viêm đậm đặc nhu mô; Giác mạc quanh ổ loét thường trong.

 Nếu nguyên nhân viêm loét giác mạc do nấm, ổ loét hình tròn, oval màu trắng xám, ranh giới rõ; ổ loét dày, gồ cao, bề mặt khô như có vảy đắp lên; Có thể có mủ tiền phòng.

-Đau nhức mắt, đau lan ra hốc mắt. Phản ứng thể mi (+), sợ ánh sáng, nhìn mờ.

-Nhãn áp có thể tăng do tế bào viêm gây bít tiền phòng. Nhãn áp hạ do teo thể mi.

-Giác mạc đục, phù, nếp gấp màng Descemet, tủa sau giác mạc.

-Tiền phòng đục thủy dịch (Tyndall+), có thể mủ tiền phòng.

-Mống mắt mất sắc bóng, mất độ xốp.

-Đồng tử co nhỏ, xuất tiết và sắc tố mống mắt

-Đau nhức mắt, buồn nôn, nhức xung quanh hố mắt, lan lên nửa đầu, mờ nhiều, nhìn đèn có quầng xanh đỏ.

-Mi mắt sung nề, cương tụ rìa, giác mạc phù nề, tiền phòng nông, đồng tử giãn méo.

-Đáy mắt khó soi do phù các môi trường trong suốt.

-Nhãn áp tăng cao trên 30mmHg, sờ thấy nhãn cầu căng cứng.

Chẩn đoán Ngoài triệu chứng lâm sàng, dựa vào xét nghiệm cận lâm sàng như soi tươi, soi trực tiếp chất tiết ổ loét, nuôi cấy.

Phân biệt với tăng nhãn áp glocom góc đóng cơn cấp

-Viêm mống mắt -thể mi tăng nhãn áp, tủa mặt sau giác mạc là tủa viêm màu trắng xám, đồng tử co nhỏ.

-Glocom góc đóng đơn cấp, lắng đọng mặt sau giác mạc là sắc tố mống mắt, đồng tử giãn.

 
Nguyên tắc điều trị

-Chống viêm đặc hiệu (kháng sinh) và không đặc hiệu, chống dính Atropin 1-4%

-Chống chỉ định corticoid

-Dinh dưỡng tái tạo biểu mô giác mạc.

-Biến chứng thủng giác mạc: có thể ghép giác mạc, ghép màng ối

-Chống viêm và kháng sinh, chống dính (Tra atropin)

-Giảm đau, nâng cao thể trạng.

 
       

 

Đỏ mắt do bệnh phần phụ cận nhãn cầu: bao gồm viêm tuyến lệ, lẹo mi, viêm bao tenon, viêm thượng củng mạc, viêm củng mạc, viêm tổ chức hốc mắt, viêm mủ toàn bộ nhãn cầu, viêm tắc tĩnh mạch hốc mắt.

Tên Viêm tuyến lệ Lẹo mi Viêm bao tenon Viêm thượng củng mạc, viêm củng mạc Viêm tổ chức hốc mắt Viêm mủ toàn bộ nhãn cầu  Viêm tắc tĩnh mạch hốc mắt
Mô tả   Lẹo mi là viêm cấp tính tuyến bờ mi và nang lông mi Có biểu hiện phù nề kết mạc nhãn cầu, phòi kết mạc ra ngoài khe mi; vận nhãn ít hạn chế kết hợp với viêm tổ chức hốc mắt.        
Hình ảnh  nguyên nhân gây đỏ mắt  nguyên nhân gây đỏ mắt    nguyên nhân gây đỏ mắt  nguyên nhân gây đỏ mắt  nguyên nhân gây đỏ mắt  
Nguyên nhân   Thường do vi khuẩn. Bệnh có biểu hiện đặc trưng bởi sưng phù mi, có điểm đau, hình thành mủ.  

Viêm củng mạc tỏa lan và viêm thượng củng mạc nốt hạt:

-Bệnh liên quan vi khuẩn (vi khuẩn lao), nấm, virus…

-Điều trị corticoid, tái phát nhiều lần điều trị giảm mẫn cảm phối hợp.

Viêm củng mạc có nốt hoại tử: Bệnh có đặc điểm khó tìm nguyên nhân, nhưng được xem là có liên quan đến thấp khớp, bệnh u hạt, luput ban đỏ..

Do ổ viêm vùng lân cận (mụn, lẹo mi) nhiễm trùng đến theo đường máu.   Do nhiễm trùng (ổ viêm lân cận,mun,lẹo)
Triệu chứng

-Mi sưng phù, góc ngoài sờ tuyến lệ to

-Vận động nhãn cầu ra ngoài, lên trên bị hạn chế

-Toàn thân sốt cao, nổi hạch trước tai.

    Bệnh có triệu chứng bắt đầu bằng nốt gồ cao trên củng mạc, cương tụ xung quanh, ấn đau. Đây là ổ vi apxe có mủ hoặc hoại tử

-Sốt cao, mệt mỏi, đau nhức mắt dữ dội, đau lên đầu.

-Thị lực giảm do viêm lan thị thần kinh.

-Mi sưng đỏ, phù. Kết mạc phù, mất cảm giác giác mạc, liệt vận nhãn, phù đĩa thị.

 

-Sốt cao, đau nhức mắt dữ dội liên tục, thị lực mất hoàn toàn.

-Mi sưng đỏ,phù nề. Kết mạc xung huyết, phù. Giác mạc đục.

-Có thể thủng củng kết mạc.

-Có mủ tiền phòng và nội nhãn.

 

-Toàn thân: sốt cao, đau đầu dữ dội, có khi hôn mê và dấu hiệu viêm màng não.

-Tại mắt: thị lực giảm hoặc mất. Nhãn áp tăng do ứ đọng tuần hoàn.

Mi sưng phù, tĩnh mạch quanh mi nổi rõ, giãn to, sờ đau. Kết mạc xung huyết, phù, mất cảm giác giác mạc.

Nhãn cầu bị đẩy lồi thẳng trục, liệt vận nhãn hoàn toàn, ứ phù đĩa thị.

Tiên lượng nặng: có thể teo thị thần kinh, viêm màng não, nhiễm trùng huyết, hôn mê, tử vong.

Điều trị chống viêm, giảm phù, giảm đau, an thần

-Chườm nóng và dùng thuốc kháng sinh.

-Chích lẹo dẫn lưu mủ.

  Điều trị corticoid ít hiệu quả, phối hợp toàn thân và chống viêm không steroid. Tích cực và kịp thời chống viêm, giảm phù, giảm đau và nâng cao thể trạng. Nội khoa. Có thể phải khoét bỏ nhãn cầu Phối hợp toàn thân và tại chỗ chống viêm, giảm phù, giảm đau, nâng cao thể trạng.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn – Hà Nội

BS Nguyễn Văn Hòa

Chia sẻ: