Tìm hiểu về các loại thủy tinh thể nhân tạo được dùng trong phẫu thuật Phaco

Thủy tinh thể nhân tạo là 1 thấu kính nội nhãn được chế tạo để hỗ trợ cải thiện thị lực cho người bị đục thủy tinh thể.

Bệnh đục thủy tinh thể là một trong những nguyên nhân gây mù lòa hàng đầu trên thế giới, bệnh xuất hiện nhiều nhất ở người bệnh trung niên và cao tuổi. Bệnh nhân đục thủy tinh thể sẽ phải đối mặt với vấn đề suy giảm thị lực và chất lượng cuộc sống với nhiều hoạt động thể chất lẫn tinh thần như đọc sách, sử dụng máy tính, lái xe, chơi thể thao v.v. bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên, đục thủy tinh thể là bệnh có thể điều trị được nếu phát hiện và điều trị sớm. Hiện nay, phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị đục thủy tinh thể chính là phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo (hay còn gọi là phẫu thuật Phaco).

Xem thêm: Những biến chứng thường gặp sau phẫu thuật đục thủy tinh thể

Thủy tinh thể nhân tạo là gì?

 

Thủy tinh thể nhân tạo (hay còn gọi là Intraocular lens, nhân thủy tinh thể) là yếu tố quan trọng hàng đầu quyết định đến chất lượng thị giác của bệnh nhân sau phẫu thuật Phaco.

Đây là 1 thấu kính nội nhãn rất nhỏ, được chế tạo phù hợp với mắt người, nhằm thay thế cho thủy tinh thể tự nhiên bị đục đã được tán nhuyễn và hút ra ngoài trong phẫu thuật thay thủy tinh thể để hỗ trợ cải thiện thị lực cho người bệnh.

Phân loại thể thủy tinh nhân tạo

Thủy tinh thể được phân làm 2 loại chính là thủy tinh thể đơn tiêu cự và thủy tinh thể đa tiêu cự. Nhân đơn tiêu cự mang đến tầm nhìn xa rõ hoặc gần rõ, người bệnh cần sử dụng thêm kính để hỗ trợ khoảng nhìn không được ưu tiên. Nhân đa tiêu cự có thể giúp người bệnh có tầm nhìn tương đối rõ ràng ở nhiều cự ly gần (30-50cm) – trung gian (50-100cm) – xa (>1m) mà không cần dùng kính hoặc ít khi cần đến kính. Mỗi loại thủy tinh thể có những ưu nhược điểm riêng.

Thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu cự truyền thống đảm bảo được vấn đề cơ bản là cải thiện thị lực cho bệnh nhân đục thủy tinh thể. Tuy nhiên chúng chỉ duy trì thị lực tốt ở một khoảng cách, thường là khoảng cách nhìn xa. Do vậy, bệnh nhân sẽ gặp khó khăn cho các hoạt động ở các khoảng cách nhìn trung gian hay nhìn gần như xem ti vi, sử dụng máy tính, đọc sách, sử dụng điện thoại  và phải cần sự hỗ trợ của các loại kính đeo.

 

Các loại thủy tinh thể nhân tạo đa tiêu cự ra đời là một bước đột phá về công nghệ đã giải quyết được nhược điểm trên của thủy tinh thể nhân tạo đơn tiêu cự. Tuy nhiên, một số bệnh nhân được đặt thủy tinh thể nhân tạo đa tiêu cự lại gặp các vấn đề về rối loạn thị giác như các hiện tượng quầng, chói, lóa, giảm thị lực nhiều khi trời tối, khó sử dụng máy tính hay lái xe, nhìn màu không sắc nét.

Mặt khác, các loại thủy tinh thể nhân tạo đa tiêu cự hiện tại chủ yếu có 2 hoặc 3 tiêu cự, nghĩa là duy trì được độ nét ở 2-3 khoảng cách cố định, còn ở những khoảng cách khác vẫn có độ nhòe nhất định.

Các loại thể thuỷ tinh nhân tạo thông thường chỉ cho phép bệnh nhân nhìn rõ vật ở một khoảng cách nhất định. Nếu ưu tiên thị lực nhìn xa (nhìn xa, xem tivi) thì khi nhìn gần (đọc sách báo), bệnh nhân cần phải đeo kính hỗ trợ nhìn gần (kính lão thị).

Nếu ưu tiên thị lực nhìn gần thì khi nhìn xa bệnh nhân phải đeo kính cận thị. Thể thủy tinh nhân tạo đa tiêu cự giúp bệnh nhân nhìn rõ ở mọi khoảng cách, giúp đưa chức năng thị giác của người bệnh trở về gần như chức năng của người trẻ, giúp bệnh nhân thật sự thoải mái trong các hoạt động thị giác thường ngày.

Để lại thông tin để được tư vấn miễn phí và hưởng các ưu đãi

Xem thêm: Những câu hỏi thường gặp về phẫu thuật đục thủy tinh thể

Các loại thể thủy tinh phổ biến trong phẫu thuật Phaco

 

Thủy tinh thể Hoya PY-60R: Thiết kế tiện lợi khi đặt vào mắt bệnh nhân.

Thủy tinh thể I flex: là một thấu kính nhân tạo làm bằng vật liệu tương hợp sinh học cao cấp dùng trong phẫu thuật cấy ghép thay thế thủy tinh thể của người. Kính là một khối liền, được mài nhẵn và gia công bề mặt.

Thủy tinh thể IQ SN6WWF: Chống các tia sang xanh có hại cho võng mạc, giảm quang sai.

Thủy tinh thể INFO và LUCIDIS: Thủy tinh thể nhân tạo INFO và LUCIDIS đều được làm từ chất liệu Acrylic ưa nước (chứa 26% là nước), có cấu trúc càng cong khép kín giúp IOL ổn định và định tâm tốt trong bao thủy tinh thể. Điểm đặc biệt và đột phá nhất ở loại IOL cao cấp này là được thiết kế theo công nghệ EDOF – tăng độ sâu trường ảnh.

Nhờ thiết kế quang học đặc biệt tạo ra trường nhìn liên tục: xa, trung gian, gần, kể cả trong điều kiện đồng tử co nhỏ, INFO và LUCIDIS là loại TTT nhân tạo duy nhất có khả năng điều tiết gần giống nhất với TTT tự nhiên.

Thể thuỷ tinh nhân tạo TORIC: cho phép điều chỉnh các loạn thị giác mạc đi kèm với bệnh đục thể thuỷ tinh. Trong những trường hợp này, nếu chỉ đặt thể thủy tinh nhân tạo thông thường, sau mổ mắt vẫn bị nhìn mờ hoặc nhìn hình bị méo vì những loại thể thuỷ tinh này không thể chỉnh loạn thị trên giác mạc.

Do vậy sau mổ bệnh nhân vẫn phải đeo thêm kính điều chỉnh loạn thị hoặc phải thực hiện thêm phẫu thuật khác. Khi sử dụng nhân Acrysof Toric có thể giảm hoặc khử hoàn toàn loạn thị giác mạc và cải thiện đáng kể thị lực nhìn xa. Tuy nhiên, khi nhìn gần, bệnh nhân vẫn cần phải đeo kính hỗ trợ nhìn gần (kính lão).

Để biết mình phù hợp với loại thủy tinh thể nhân tạo nào, bệnh nhân cần đến các bệnh viện mắt chuyên khoa để bác sĩ khám và tư vấn.

Bệnh viện Mắt Sài Gòn

BS CKII Nguyễn Đỗ Thanh Lam

Chia sẻ: