Nhận biết các triệu chứng các bệnh về mắt nguy hiểm
Đôi mắt là một trong những bộ phận nhạy cảm nhất của con người. Đôi khi dưới tác động của môi trường, phong cách sống khiến đôi mắt bị tổn thương mà chúng ta không hề biết. Chỉ đến khi tầm nhìn bị ảnh hưởng rõ rệt mới đi khám thì bệnh đã quá nặng.
Vì thế việc để ý những dấu hiệu, triệu chứng khác thường ở mắt là điều rất cần thiết. Nhức mắt, nhìn mờ, mỏi mắt, thấy chấm đen…là các triệu chứng đôi mắt bạn đang suy yếu do làm việc quá sức.
Trên thực tế, các bệnh nguy hiểm như thoái hóa điểm vàng hay đục thủy tinh thể đều không có triệu chứng rõ rệt ở giai đoạn đầu. Chỉ khi bệnh tiến triển nặng, ảnh hưởng tới cuộc sống thì người bệnh thì mới đi điều trị. Vì thế việc chú ý những thay đổi bất thường về mắt để sớm phát hiện bệnh về mắt là rất cần thiết để bảo vệ mắt.
I. Những tác nhân gây lão hóa mắt
Có rất nhiều nguyên nhân gây lão hóa mắt, do tuổi tác, chế độ dinh dưỡng, do lối sống hoặc do ô nhiễm môi trường. Theo các thống kê gần đây của bệnh viện mắt, ngoài những nguyên nhân trên thì ngày càng nhiều người bị các vấn đề về mắt do tiếp xúc quá nhiều với máy tính, smartphone,…Và đây cũng là nguyên nhân chính khiến số người mắc bệnh về mắt ngày càng trẻ hóa.
II. Triệu chứng báo hiệu bệnh về mắt
2.1 Triệu chứng chung
Khi có các triệu chứng như tầm nhìn mờ, mắt thường xuyên khô, nhức mỏi có nghĩa đôi mắt của bạn đang phải hoạt động quá công suất. Khi gặp tình trạng này, bệnh nhân nên nghỉ ngơi, thư giãn, tránh tập trung quá nhiều vào màn hình máy tính. Nếu tình trạng kéo dài nên đến khám mắt tại bệnh viện mắt gần nhất để được chẩn đoán và điều trị sớm.
2.2 Triệu chứng báo hiệu bệnh mắt nguy hiểm
Rất nhiều trường hợp bệnh nhân không chú ý chăm sóc sức khỏe đôi mắt, chủ quan với các triệu chứng bệnh khiến mắt bị mất thị lực vĩnh viễn.
Bên cạnh những triệu chứng thường gặp trên, có những triệu chứng đặc trưng cho các bệnh về mắt. Khi có những triệu chứng này thì mắt đang có nguy cơ suy giảm thị lực, thậm chí mất thị lực vĩnh viễn.
Triệu chứng đục thủy tinh thể – thấy chấm đen lóa sáng
Bệnh Đục thủy tinh thể (hoặc cườm khô, cườm đá) là hiện tượng tầm nhìn bị mờ do thủy tinh thể mờ đục. Nguyên nhân đục thủy tinh thể do liên kết –SH và HS- trong cấu trúc của thủy tinh thể bị ảnh hưởng (mất điện tử Hidro và bị biến đổi thành liên kết disulphua –SS) bởi tác động của những chất có hại bên trong cơ thể hoặc môi trường bên ngoài.
Khi điều này xảy ra, thủy tinh thể sẽ bị giảm khả năng điều tiết linh hoạt, khiến khả năng tiếp nhận ánh sáng bị suy giảm. Ngoài ra còn tạo thành những vùng dày đặc, đục, hình thành trong thấu kính của mắt, làm mất sự trong suốt của thủy tinh thể, khiến suy giảm thị lực
Ở giai đoạn sớm, bệnh ít có triệu chứng, người bệnh có thể thấy khô, mỏi mắt, nhìn mờ nhưng chủ quan cho rằng đây là triệu chứng bình thường. Khi bệnh phát triển, bên cạnh viện hạn chế tầm nhìn, người bệnh còn thấy chấm đen trước mắt, khó phân biệt được màu sắc, hay bị lóa mắt khi nhìn trực tiếp vào ánh sáng.
Triệu chứng thoái hóa điểm vàng – Tầm nhìn hình méo mó, song thị
Võng mạc là một lớp ở mặt sau của nhãn cầu, nơi chứa các tế bào nhạy cảm với ánh sáng và giúp mắt nhìn rõ vật thể. Thoái hóa điểm vàng không gây mù lòa vì chỉ ảnh hưởng đến tầm nhìn trung tâm chứ không ảnh hưởng đến tầm nhìn ngoại vi.
Triệu chứng phổ biến của những người bị thoái hóa điểm vàng là nhìn hình ảnh bị biến dạng, méo mó. Ngoài ra còn một số triệu chứng khác như: tầm nhìn thẳng có vùng đen, khó phân biệt màu sắc: tầm nhìn bị mờ, hay thành hai hình (nhìn song thị).
Hội chứng thị giác màn hình – Đau đầu, mệt mỏi, mắt khó tập trung
Người mắc hội chứng thị giác màn hình có những biểu hiện như tầm nhìn mờ, khô mắt, nhức mắt. Đi kèm với các triệu chứng đó là tình trạng đau đầu, mệt mỏi, uể oải, khó tập trung. Nguyên nhân tình trạng này do mắt thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng có hại phát ra từ các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại….
Màn hình điện tử phát ra một loại ánh sáng xanh, loại ánh sáng này gần giống với tia cực tím vô cùng nguy hiểm cho mắt. Tiếp xúc lâu ngày với ánh sáng xanh sẽ gây tổn thương các tế bào võng mạc, nghiêm trọng hơn sẽ làm tê liệt các tế bào thị giác. Lâu ngày nếu không được điều trị sẽ dấn đến suy giảm chức năng thị lực, thậm chí mù lòa.
Xem thêm: Công nghệ đang giết chết đôi mắt như thế nào
Chảy nước mắt sống – tắc tuyến lệ
Nước mắt có chức năng làm sạch mắt, nước mắt chỉ tiết ra khi mắt mỏi, hoặc để làm sạch mắt. Tuy nhiên một số người thường bị chảy nước mắt sống, tình trạng này nguyên nhân do tắc lệ đạo gây ra. Viêm tắc tuyến lệ nếu không phát hiện và kịp thời điều trị có thể gây ra những biến chứng khó lường như: tắc lệ đạo gây ra viêm túi lệ mạn tính.
Bệnh nặng có thể gây chảy nước mắt sống thường xuyên, có thể chảy nhầy mủ. Kèm theo đó là hiện tượng phù nề vùng góc trong mắt, mủ tập trung ở góc trong mắt gây viêm mắt. Phương pháp điều trị tắc tuyến lệ tốt nhất hiện nay là phẫu thuật tuyến lệ.
III. Lời khuyên chăm sóc đôi mắt khỏe mạnh
Thủy tinh thể và võng mạc là hai bộ phận thường xuyên chịu tác động mạnh mẽ nhất từ các tác động bên ngoài. Do đó, nên chăm sóc đặc biệt hai bộ phận này bằng cách gia tăng tổng hợp Thioredoxin để nuôi dưỡng và bảo vệ tế bào thị giác và tế bào võng mạc.
Thioredoxin là một phân tử protein giữ vai trò quan trọng trong việc duy trì cấu trúc và bảo vệ chức năng cho mắt khỏe. Bạn có thể bổ sung Thioredoxin qua thực phẩm hàng ngày như cà rốt, bơ, cà chua, trứng…
Thường xuyên bổ sung Thioredoxin sẽ giúp duy trì liên kết -SH của thủy tinh thể, giảm thiểu cơ hội hình thành liên kết disulphua –SS. giúp tăng độ linh hoạt của thủy tinh thể, hạn chế các vấn đề về tật khúc xạ. Với võng mạc, Thioredoxin giúp: tăng phiên mã gen; hạn chế tình trạng thoái hóa tế bào võng mạc. Ngoài ra Thioredoxin còn giúp bảo vệ tế bào thị giác giúp đôi mắt khỏe mạnh.
Ngoài ra cần có một chế độ sinh hoạt, ăn uống hợp lý. Hạn chế bắt mắt làm việc nhiều trong môi trường ánh sáng xanh như máy vi tính, tivi, màn hình điện tử … Ngoài ra cần đến các bệnh viện mắt uy tín để khám mắt định kỳ hàng năm nhằm phát hiện bệnh sớm để có phương pháp điều trị kịp thời.
Biên tập TTT