Những điều cần biết về phẫu thuật ghép giác mạc
Giác mạc là gì?
Giác mạc được ví như tấm kính trong suốt nằm ở phía trước nhãn cầu (là phần lòng đen của mắt), cho phép ánh sáng đi qua, giúp cho tế bào thị giác nằm ở võng mạc nhận biết được hình ảnh và từ đó hình ảnh được truyền lên não, do đó con người có thể nhận thức được vật thể và thế giới xung quanh.
Các bệnh lí của giác mạc dẫn tới giác mạc mất đi độ trong suốt, do đó ánh sáng không thể xuyên qua (giống như tấm kính bị mờ đục) và khi đó khả năng nhìn thấy của người bệnh bị giảm.
Phẫu thuật ghép giác mạc là gì?
Phẫu thuật ghép giác mạc là thay thế một phần hoặc toàn bộ chiều dày của giác mạc bị mờ đục bằng giác mạc lành, mang lại độ trong suốt của giác mạc cho mắt bị bệnh và phục hồi thị lực. Phẫu thuật ghép giác mạc được chỉ định khi người bệnh bị đục giác mạc nhưng mắt còn nhận biết được ánh sáng.
Sự thành công của phẫu thuật phụ thuộc vào nhiều yếu tố như bệnh lí giác mạc loại nào, yếu tố tiên lượng trước phẫu thuật, chỉ định kĩ thuật ghép phù hợp và đặc biệt quan trọng là chăm sóc, theo dõi mảnh ghép sau phẫu thuật.
Để kết quả phẫu thuật ghép giác mạc thành công, bất cứ cơ sở chuyên khoa mắt nào cũng cần có quy trình nhận bệnh nhân, khám sàng lọc, chỉ định kĩ thuật, quy trình phẫu thuật và quy trình chăm sóc theo dõi sau phẫu thuật.
Các phương pháp ghép giác mạc:
Mục đích
Ghép quang học : Tăng thị lực
- Sẹo giác mạc, Loạn dưỡng giác mạc, Giác mạc chóp
- Tiên lượng tăng thị lực
Ghép điều trị
- Viên loét giác mạc hoạt tính, Chấn thương giác mạc
- Tiên lượng xấu
Thẩm mỹ :
- Tiên lượng thị lực : không
- Phụ thuộc vào vị trí mảnh ghép
Một số hình ảnh bệnh nhân trước và sau khi phẫu thuật ghép giác mạc
Biên tập TTT