Những dấu hiệu bất thường cảnh báo mắt bị đục thủy tinh thể
Hầu hết người lớn tuổi phải đối mặt với tình trạng thị lực ngày càng suy giảm. Nhiều người lầm tưởng đó là điều tất yếu của tuổi già mà không có kế hoạch thăm khám và điều trị. Tuy nhiên, sự thay đổi thị lực có thể là dấu hiệu của đục thủy tinh thể – một trong những bệnh lý mắt phổ biến nhất do quá trình lão hóa. Theo thống kê của ngành mắt tại Việt Nam năm 2002, 71% người trên 50 tuổi tại Việt Nam mắc bệnh đục thủy tinh thể. Bệnh có nguy cơ cao dẫn đến mù lòa nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời.
1. Đục thủy tinh thể là gì?
Đục thủy tinh thể (cườm đá, cườm khô) là căn bệnh thường gặp ở người lớn tuổi. Thủy tinh thể là một dạng thấu kính trong suốt, hai mặt lồi. Thủy tinh thể là thành phần quan trọng giúp cho ánh sáng đi qua, giúp các tia sáng hội tụ đúng vào võng mạc.
Công suất hội tụ của thể thủy tinh có vai trò quan trọng đối với hệ thống khúc xạ, giúp tiêu điểm ảnh hội tụ đúng trên võng mạc khi nhìn xa. Khả năng thay đổi độ dày của thể thuỷ tinh gọi là sự điều tiết có tác dụng giúp mắt nhìn rõ những vật ở gần.
Khi tình trạng trong suốt này mất đi, thể thuỷ tinh sẽ chuyển màu mờ đục và ánh sáng rất khó đi qua. Bệnh nhân bị suy giảm thị lực, tầm nhìn mờ và thậm chí có thể gây mù loà.
Theo WHO, trên thế giới hiện nay có khoảng 18 triệu người bị mù hai mắt do đục thủy tinh thể. Tại Việt Nam, mù do đục thể thuỷ tinh chiếm 66,1% các nguyên nhân gây mù hai mắt ở độ tuổi sau 50.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh đục thủy tinh thể?
Bệnh đục thủy tinh thể tiến triển âm thầm, nhưng có thể được phát hiện qua các dấu hiệu bất thường dưới đây:
- Nhìn mờ, hình ảnh không rõ nét: Người bệnh cảm thấy hình ảnh trở nên mờ nhòe, không còn rõ ràng như trước.
- Nhìn như có màng sương che trước mắt: Mắt như bị phủ một lớp sương mờ, khiến việc quan sát trở nên khó khăn.
- Nhìn cảnh vật bị ám vàng, màu sắc trở nên nhạt nhòa: Đục thủy tinh thể thường khiến màu sắc bị nhạt dần, cảnh vật bị ám vàng, làm mất đi độ chân thực.
- Nhạy cảm với ánh sáng, lóa mắt, nhìn đôi: Người bệnh dễ bị chói lóa khi tiếp xúc với ánh sáng mạnh, hoặc có thể nhìn đôi, khiến việc sinh hoạt và lái xe gặp khó khăn.
Tuy nhiên, các triệu chứng này cũng có thể xuất hiện ở nhiều bệnh lý mắt khác như các tật khúc xạ, thoái hóa điểm vàng, tăng nhãn áp hoặc viêm màng bồ đào,… Chính vì thế, việc nhầm lẫn và bỏ qua các dấu hiệu ban đầu là rất dễ xảy ra, khiến bệnh nhân bỏ lỡ thời điểm điều trị vàng. Điều này có thể khiến bệnh đục thủy tiến triển nặng và có nguy cơ gây biến chứng không mong muốn.
Do đó, nếu bạn hoặc người thân gặp bất kỳ triệu chứng nào ở trên, hãy nhanh chóng đi khám mắt chuyên sâu để được bác sĩ nhãn khoa chẩn đoán và điều trị kịp thời.
3. Đục thủy tinh thể có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau, bao gồm:
Lão hóa: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi tuổi tác tăng lên, các protein trong thủy tinh thể bắt đầu kết tụ lại, làm thủy tinh thể mất đi độ trong suốt, gây ra hiện tượng đục thủy tinh thể.
Tiểu đường: Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa dịch bệnh (CDC), có hơn 32% người trên 45 tuổi mắc đục thủy tinh thể do biến chứng của bệnh tiểu đường. Bệnh tiểu đường là bệnh viêm mãn tính, gây ra sự tổn hại lâu dài cho các mô trong cơ thể, bao gồm cả thủy tinh thể. Đục thủy tinh thể ở người tiểu đường có thể tiến triển nhanh hơn và nghiêm trọng hơn, thậm chí dẫn đến mù lòa nếu không được điều trị kịp thời.
Chấn thương mắt: Những tác động vật lý mạnh lên mắt có thể gây tổn thương thủy tinh thể, dẫn đến đục thủy tinh thể.
Di truyền: Một số người có yếu tố di truyền làm tăng nguy cơ mắc bệnh đục thủy tinh thể, đặc biệt nếu trong gia đình có tiền sử bệnh lý này.
Tia UV: Việc tiếp xúc nhiều với tia cực tím (UV) từ ánh nắng mặt trời mà không có biện pháp bảo vệ mắt có thể làm tổn thương thủy tinh thể, gia tăng nguy cơ đục thủy tinh thể.
Sử dụng thuốc lâu dài: Một số loại thuốc, chẳng hạn như corticosteroid, khi sử dụng trong thời gian dài có thể làm tăng nguy cơ mắc đục thủy tinh thể.
Ngoài ra, hút thuốc lá và sử dụng rượu bia nhiều cũng là những yếu tố làm tăng nguy cơ phát triển bệnh đục thủy tinh thể. Nhận biết và kiểm soát các yếu tố này sẽ giúp ngăn ngừa sự tiến triển của bệnh và giảm nguy cơ biến chứng nguy hiểm như mù lòa.
4. Uống thuốc và nhỏ mắt có chữa được đục thủy tinh thể không?
Hiện tại, chưa có loại thuốc nào có thể chữa trị hoặc ngăn chặn sự tiến triển của đục thủy tinh thể. Các loại thuốc uống hoặc nhỏ mắt không có khả năng làm trong suốt lại thủy tinh thể đã bị đục.
Hiện nay phương pháp điều trị đục thủy tinh thể hiệu quả nhất vẫn là phẫu thuật thay thủy tinh thể nhân tạo.
Phẫu thuật Phaco hay Phacoemulsification là phương pháp phẫu thuật sử dụng công nghệ tán nhuyễn thể thủy tinh bằng siêu âm để loại bỏ thủy tinh thể bị đục và thay thế bằng thủy tinh thể nhân tạo (intraocular lens – IOL).
Đây là phương pháp được nhiều phẫu thuật viên ưa thích lựa chọn vì ưu điểm vết mổ nhỏ, thị lực nhanh chóng được hồi phục, ít xảy ra biến chứng, bệnh nhân có thể nhanh chóng quay lại cuộc sống bình thường.
5. Khám và điều trị đục thủy tinh thể tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn
Nếu bạn nhận thấy thị lực của mình hoặc người thân có bất kỳ dấu hiệu bất thường nào kể trên, hãy đến Bệnh viện Mắt Sài Gòn để được khám tầm soát đục thủy tinh thể. Việc phát hiện sớm và có kế hoạch điều trị kịp thời sẽ giúp giảm nguy cơ biến chứng nghiêm trọng do bệnh gây ra.
Chỉ 15 phút khám mắt chuyên sâu tại Bệnh viện Mắt Sài Gòn, bạn sẽ được các bác sĩ nhãn khoa đầu ngành kiểm tra toàn diện sức khỏe mắt, chẩn đoán nguy cơ mắc đục thủy tinh thể và tư vấn kế hoạch điều trị phù hợp.
Phẫu thuật đục thủy tinh thể bằng phương pháp Phaco tại Mắt Sài Gòn là giải pháp hiện đại, an toàn và hiệu quả. Với thời gian phẫu thuật chỉ 5 phút/mắt, không đau và hồi phục nhanh chóng, bệnh nhân có thể nhìn rõ chỉ sau 1-2 ngày.
Đây là phương pháp tiên tiến nhất, đặc biệt an toàn cho người cao tuổi, giúp họ khôi phục thị lực và nâng cao chất lượng cuộc sống.
>> Nếu bạn hoặc người thân đang tìm kiếm địa chỉ điều trị đục thuỷ tinh thể uy tín, hãy liên hệ ngay Hệ thống 17 bệnh viện và phòng khám của Mắt Sài Gòn trên toàn quốc bằng cách:
- Gọi tổng đài: 1900 555 553
- Hoặc bấm vào link để nhắn tin: m.me/mocuommatsaigon
- Đăng ký bằng cách nhấn vào nút Đặt lịch khám hoặc để lại thông tin tại Website
Địa chỉ các bệnh viện có Khoa Điều Trị Đục Thủy Tinh Thể thuộc Hệ thống Bệnh viện Mắt Sài Gòn trên toàn quốc:
► TP.HCM:
- MẮT SÀI GÒN LÊ THỊ RIÊNG 98-100 Lê Thị Riêng, P. Bến Thành, Q.1, TP.HCM
- MẮT SÀI GÒN CÁCH MẠNG THÁNG TÁM 473 Cách Mạng Tháng Tám, P.13, Q.10, TP.HCM
- MẮT SÀI GÒN NGÔ GIA TỰ 355-365 Ngô Gia Tự, P.3, Q.10, TP.HCM
- PHÒNG KHÁM MẮT SÀI GÒN CỦ CHI 103 Tỉnh lộ 8, khu phố 7 Thị trấn Củ Chi, Huyện Củ Chi, TP.HCM
► HÀ NỘI:
- MẮT SÀI GÒN NGUYỄN DU 77 Nguyễn Du, Q. Hai Bà Trưng, TP. Hà Nội
- MẮT SÀI GÒN ĐƯỜNG LÁNG 532 Đường Láng, P. Láng Hạ, Q. Đống Đa, TP. Hà Nội
► ĐÀ NẴNG: MẮT SÀI GÒN SÔNG HÀN 357 Lê Văn Hiến, Hoà Hải, Q. Ngũ Hành Sơn, TP. Đà Nẵng
► QUẢNG NINH A3-5-6 25 Tháng 4, Hồng Gai, TP Hạ Long
► NGHỆ AN: MẮT SÀI GÒN VINH 999 Đại lộ VI Lê Nin, P. Hà Huy Tập, TP. Vinh
► HÀ TĨNH: ĐA KHOA SÀI GÒN HÀ TĨNH 100 Lê Hồng Phong, P. Thạch Linh, TP. Hà Tĩnh
► BÌNH ĐỊNH: MẮT SÀI GÒN QUY NHƠN D10-11 Điện Biên Phủ, P. Nhơn Bình, TP. Quy Nhơn.
► NINH THUẬN: ĐA KHOA SÀI GÒN PHAN RANG 05 Lê Hồng Phong, Mỹ Hương, TP. Phan Rang
► KHÁNH HÒA: MẮT SÀI GÒN NHA TRANG 9-24 KDC Cầu Dứa, P. Vĩnh Hiệp, TP. Nha Trang
► TÂY NINH 101 Hoàng Lê Kha, KP7, P.3, TP. Tây Ninh
► CẦN THƠ:
- MẮT SÀI GÒN CẦN THƠ 717 Đường 3/2, P. An Bình, Q. Ninh Kiều, TP. Cần Thơ
- PHÒNG KHÁM MẮT SÀI GÒN THỐT NỐT 77 QL 91, KV Phụng Thạnh, P. Thốt Nốt, Q. Thốt Nốt, TP. Cần Thơ
► HẬU GIANG
- PHÒNG KHÁM MẮT SÀI GÒN HẬU GIANG Số 20-22, đường Số 14, Khu vực 4, P. III, TP Vị Thanh, Tỉnh Hậu Giang